Đèn led âm trần là một sản phẩm rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Các ngôi nhà, công trình mới xây dựng đều sử dụng loại đèn này để trang trí nội thất. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng đèn lắp âm vào trần thì khi hỏng rất khó sửa. Thực ra việc sửa chữa đèn led âm trần bị hỏng không quá khó khăn như bạn nghĩ. Bài viết này, Vianco sẽ chỉ bạn cách sửa chữa, thay thế đèn led downlight âm trần một cách nhanh nhất.
ĐÈN LED ÂM TRẦN LÀ GÌ?
Đèn led âm trần được gọi tên theo cách lắp đặt đèn. Nói đến đây chắc bạn cũng đã phần nào hình dung được đèn led âm trần là gì rồi đúng không. Đây là loại đèn được lắp lõm vào trong trần nhà. Đèn led âm trần có tính thẩm mỹ cao nhờ cấu tạo âm vào trần, tường không chiếm diện tích không gian, đem lại cho căn phòng vẻ đẹp tinh tế, tối giản. Có lẽ vì vậy mà đèn led âm trần rất được ưa chuộng hiện nay.
ĐÈN LED ÂM TRẦN CÓ CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
Mỗi loại đèn led âm trần của các hãng khác nhau sẽ có cấu tạo chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, về cấu tạo chung tất cả các sản phẩm đèn led âm trần đều có 3 phần chính như sau:
- Chip led: Đây là bộ phận quan trọng nhất của đèn led âm trần cũng như tất cả các loại đèn led khác, có tác dụng phát ra ánh sáng của đèn. Chip led thường được gắn trên mạch in để được cố định. Tuổi thọ của chip led chính là tuổi thọ của đèn led âm trần.
- Bộ nguồn và dây điện: Đây là một bộ phận không kém phần quan trọng của đèn, để kết nối đèn với nguồn điện và duy trì hoạt động ổn định của đèn.
- Vỏ đèn: Gồm có mặt đèn, kính tán quang để bảo vệ đèn và tăng hiệu năng chiếu sáng. Ngoài ra còn có phần tai cài để gắn cố định đèn vào trần nhà.
NGUYÊN NHÂN ĐÈN LED ÂM TRẦN HƯ HỎNG
Muốn sửa chữa đèn led âm trần bị hỏng cho hiệu quả, ta cần “bắt đúng bệnh” của đèn. Có nhiều nguyên nhân gây hư hỏng, cháy đèn nhưng các trường hợp hư hỏng chủ yếu là do 2 nguyên nhân sau:
Bộ nguồn (Driver) bị hỏng
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng đèn led âm trần bị nhấp nháy, hay nặng hơn là bị cháy, hỏng là do phần chấn lưu đèn hay còn gọi nó là bộ nguồn của đèn (Led Driver) bị hỏng. Việc bộ nguồn bị hỏng có thể là do bộ phận tản nhiệt của đèn làm việc không hiệu quả, hoặc lắp đặt ở vị trí bị ánh nắng gắt chiếu trực tiếp dẫn đến bộ nguồn bị quá nóng rồi hỏng. Một nguyên nhân khác nữa gây hỏng bộ nguồn là do lắp đặt đèn sai quy cách, nguồn điện vào đèn không đúng gây quá tải làm hỏng bộ nguồn
Chip led bị hỏng
Một nguyên nhân thường thấy nữa làm cho đèn led âm trần bị cháy, bị hỏng là do chip led bị hỏng. Chip led là bộ phận cực kỳ quan trọng, có vai trò phát ra ánh sáng của đèn. Chính vì thế khi chip led có vấn đề thì đèn cũng sẽ hỏng theo. Thường thì trong trường hợp bộ nguồn của đèn vẫn hoạt động được bình thường thì khả năng Chip led bị hỏng là rất cao.
Nếu phát hiện ra những Chip led có màu đen ở tim và cạo ra được muội than chững tỏ đèn này đã bị cháy và không còn hoạt động chiếu sáng được nữa. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: dây dẫn điện kém chất lượng, dòng điện vào đèn bị quá tải,…
CÁCH SỬA CHỮA ĐÈN LED ÂM TRẦN HIỆU QUẢ
Thay bộ nguồn (Led Driver)
Nếu đèn led âm trần bị hỏng, cháy do bộ nguồn, bạn có thể khắc phục bằng cách tìm mua một bộ nguồn mới để thay thay cho bộ nguồn bị hỏng.
Một lưu ý nhỏ cho các bạn khi thay bộ nguồn là cần chú ý mua đúng điện áp vào INPUT và điện áp ra OUTPUT của bộ nguồn mới sao cho có dải áp tương tự bộ nguồn cũ.
Nên kiểm tra tất cả nguồn điện dẫn đến chỗ đèn led âm trần bị cháy, đồng thời ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn và giảm thiểu sự cố xảy ra.
Thay chip led
Nếu đèn led ốp trần bị hỏng do chip led thì bạn cần tiến hành thay các chip led bị hỏng này. Đầu tiên, tháo phần mâm đèn bằng cách mở các ốc ở mặt sau đèn. Sử dụng mỏ hàn để tách phần chip led bị hỏng ra khỏi đèn, sau đó lắp chip led mới vào. Thử lại xem đèn đã sáng chưa, nếu sáng là bạn đã thay thành công phần chip led bị hỏng. Sau đó đóng nắp đèn lại như cũ.
Tuy nhiên, phần hàn các mạch của chip led lại với mạch điện khá phức tạp, vì vậy nếu không nắm rõ cấu tạo của chip led, bạn nên nhờ đến thợ sửa chữa.
LỜI KHUYÊN
- Nên chọn mua các sản phẩm đèn led âm trần chất lượng để hạn chế hư hỏng.
- Khi lắp đặt đèn cần chú ý cung cấp đúng điện áp để tránh quá tải gây cháy đèn.
- Tránh lắp đặt đèn ở những vị trí bị nắng chiếu trực tiếp, hoặc những nơi có nhiệt độ cao cũng khiến bộ tản nhiệt làm việc không hiệu quả gây hỏng bộ nguồn.